Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam

Chuyến tàu Hoa Phượng Đỏ với nội thất theo phong cách Indochine mang đến cho du khách trải nghiệm 3 tiếng làm quý tộc thời Đông Dương trên hành trình di chuyển giữa Hà Nội và Hải Phòng.

Hieu Nguyen Tran
Hieu Nguyen Tran
fb share
copy link
Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam

Chào mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025), sáng 10/5, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ công bố Ga Hải Phòng trở thành "Điểm du lịch" và khai trương đoàn tàu chất lượng cao mang tên "Hoa Phượng Đỏ".

Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam
Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam

Ga Hải Phòng được xây dựng từ năm 1902, là một trong những nhà ga cổ kính và có giá trị lịch sử bậc nhất của ngành đường sắt. Ngày 21/10/1946, chuyến tàu khởi hành từ đây đã đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Thủ đô Hà Nội sau khi tham dự hội nghị Fontainebleau tại Pháp. Từ đó, ngày 21/10 đã trở thành Ngày truyền thống của Đường sắt Việt Nam.

Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam

Với kiến trúc Pháp cổ, ga Hải Phòng không chỉ là điểm trung chuyển giao thông, còn là công trình mang đậm giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của thành phố Cảng.

Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam

Đoàn tàu "Hoa Phượng Đỏ" là sản phẩm du lịch chất lượng cao, mang đậm dấu ấn đặc trưng của thành phố Cảng. Với giao diện và nội thất hoàn toàn mới, chuyến tàu mang đến cho du khách những trải nghiệm mới mẻ trong thời gian di chuyển từ Hải Phòng đến Hà Nội và ngược lại.

Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam
Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam
Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam
Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam

Bên ngoài đoàn tàu được sơn màu đỏ và trắng, gắn logo hoa phượng đỏ và logo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. 20 toa tàu nối dài chạy dọc đường ray để lại ấn tượng đặc biệt cho người nhìn với giao diện khác hoàn toàn những đoàn tàu cũ sơn màu xanh dương, đỏ và trắng.

Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam
Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam
Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam
Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam
Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam
Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam

Đoàn tàu có 2 toa VIP 34 chỗ ngồi, nội thất được thiết kế theo phong cách Indochine, tông màu trầm kết hợp với chất liệu gỗ tạo cảm giác sang trọng. Ghế bọc da và bàn vân đá xếp dọc 2 bên, lối đi chính giữa, sàn lát gỗ kiểu xương cá màu nâu cổ điển, trang trí đèn trần, đèn bàn, bình hoa lớn và những chậu hoa cảnh nhiều màu sắc. Tổng thể nội thất là sự kết hợp giữa đường nét hiện đại và màu sắc truyền thống Á Đông.

Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam
Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam
Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam
Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam

Toa hạng nhất có 56 chỗ với tông màu vàng sáng, ghế ngồi có thể xoay 180 độ, du khách thuận lợi chọn hướng ngồi, vị trí ngắm cảnh dọc hành trình. Các toa tàu mới được lắp cửa bán tự động, bảng điện tử hiển thị vị trí, tốc độ tàu chạy, nhà vệ sinh hiện đại và thoáng sạch, nền lát thảm nhựa, thành toa ốp nhựa vân đá với gam màu sang trọng. 

Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam
Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam

Từ TP HCM đến Hải Phòng xem lễ diễu hành, chúng mình may mắn kịp trải nghiệm tàu Hoa Phượng Đỏ trong những lượt chạy đầu tiên. Là người con đất Cảng, mình từng đi tàu Hải Phòng - Hà Nội nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên được trải nghiệm chuyến tàu sang - xịn - mịn, từ ngoại đến nội thất đều được đầu tư công phu, trang thiết bị hiện đại, mọi thứ mới tinh và gọn gàng, sạch sẽ như vậy. Bạn trai mình ở TP HCM cũng công nhận đây là chuyến tàu ấn tượng nhất từng đi, có cảm giác giống như bản thân là một quý tộc khi ngồi toa VIP mang phong cách Indochine vậy.

Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam

Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng - nhân viên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng cho biết từ ngày khai trương đến nay, các chuyến tàu đều cháy vé, đặc biệt là toa VIP và toa hạng nhất. “Các du khách đều hào hứng khi trải nghiệm và đưa ra những đánh giá tích cực”, chị Hằng thông tin.

Toa VIP 34 chỗ có giá vé đầu tuần 250.000 đồng/vé, vào cuối tuần là 300.000 đồng/vé. Với hạng vé VIP, hành khách sẽ được phục vụ miễn phí 1 loại đồ uống tự chọn (nước trái cây, trà hoa cúc, cà phê, nước suối...) trong suốt hành trình.

Vé hạng nhất tại toa xe 56 chỗ có giá vào những ngày đầu tuần là 150.000 đồng/vé, giá vé cuối tuần là 180.000 đồng/vé; hành khách được phục vụ nước suối. Giá vé hạng phổ thông tương tự, dao động 105.000 đến 130.000 đồng tuỳ thời điểm trong tuần hoặc cuối tuần.

Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam
Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam
Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam

Trong tuần đầu khai trương, vé tàu được giảm 10%. Tàu chạy 2 chuyến một ngày vào các khung giờ 9h10 và 18h40 nếu xuất phát từ ga Hải Phòng hoặc 6h và 15h15 nếu xuất phát từ ga Hà Nội. Ngoài ra, du khách có thể mua vé tại các ga khác trên hành trình như ga Thượng Lý, Phú Thái, Hải Dương, Cẩm Giàng.

Dấu ấn ‘Hoa Phượng Đỏ’ của ngành đường sắt Việt Nam

Chuyến tàu Hoa Phượng Đỏ khai trương vào tháng 5 nhân dịp Lễ hội Hoa Phượng Đỏ và lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng 13/5/1955 - 13/5/12025 là những dấu ấn ghi lại sự phát triển không ngừng của thành phố Cảng. Vào tháng 5, hoa phượng bắt đầu bung nở rợp trời, hãy cùng ngồi trên chuyến tàu Hoa Phượng Đỏ về Hải Phòng tham gia lễ hội, ngắm phố phường rợp bóng quốc kỳ, đuổi theo những cơn sóng vẫy gọi từ biển đảo xa xôi và để những món ngon lấp đầy chuyến foodtour đáng nhớ.

fb share
copy link